LegoWeb-ContentBrowser [1] 

Giới thiệu về Thư viện Viện Khoa học tổ chức nhà nước
Thư viện của Viện Khoa học tổ chức nhà nước đang xây dựng, đẩy mạnh, phát triển thư viện số, hiện đại phù hợp với sự phát triển của công nghệ.

       

Ngày nay, thông tin là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển của mỗi một quốc gia trên thế giới. Do đó, việc tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng nguồn thông tin một cách có hiệu quả đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu đối với các cơ quan làm công tác thông tin khoa học và công nghệ, làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn lực này biến nó thành động lực thực sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Viện KHTCNN) là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ Nội vụ, là Viện nghiên cứu đầu ngành về khoa học tổ chức nhà nước, đồng thời là đầu mối quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cao của Bộ Nội vụ. Có thể nói trong những cơ sở vật chất của một Viện nghiên cứu, không có cơ sở nào thiết yếu hơn Thư viện. Ngày nay, không một công trình khoa học nào có giá trị đích thực mà không có sự trợ giúp của Thư viện. Hoạt động nghiên cứu khoa học của các cán bộ làm công tác nghiên cứu đòi hỏi Thư viện một khả năng cung cấp thông tin và các dịch vụ kèm theo ngày càng mở rộng và ở trình độ cao. Đồng thời, cũng chính việc nghiên cứu đó trực tiếp tạo ra nguồn thông tin khoa học ngay trong Viện KHTCNN một khối lượng ngày càng lớn và đa dạng. Có thể nói khả năng cung cấp và quản lý thông tin của thư viện luôn được thực tiễn hoạt động tại Viện KHTCNN đòi hỏi ngày một cao hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn. Do đó, cần thiết phải xây dựng một thư viện chuyên ngành theo hướng hiện đại, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của Viện và của Bộ. Chính vì vậy, ngày 28/7/2011, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 1509/QĐ-BNV về việc phê duyệt đề án Thư viện khoa học Viện Khoa học tổ chức nhà nước.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng với xu thế hội nhập là những đòi hỏi và thách thức cho ngành thông tin - thư viện nói chung và cho thư viện chuyên ngành nghiên cứu nói riêng cần phải có những đổi mới hoạt động, bắt kịp những tiến bộ của thời đại, cũng như những đổi mới chiến lược về phương pháp nghiên cứu khoa học tại Việt Nam. Vì vậy, việc xây dựng Thư viện khoa học Viện KHTCNN theo hướng thư viện điện tử ngay từ bước đầu cũng nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi nói trên.

Thư viện của Viện Khoa học tổ chức nhà nước ra đời đáp ứng yêu cầu cần thiết và cấp bách nhằm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của Viện KHTCNN và của Bộ Nội vụ nói riêng, cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ nói chung. Mục tiêu của Thư viện là:

- Xây dựng và hiện đại hoá Thư viện khoa học trở thành một trung tâm thông tin hoạt động theo cơ chế của thư viện điện tử, thư viện số hiện đại, có khả năng thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến được các nguồn thông tin trong và ngoài nước, phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu khoa học của CBCCVC Bộ Nội vụ.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của thư viện, trang bị phần mềm thư viện, tự động hóa hoạt động nghiệp vụ và tiết kiệm chi phí xử lý tài liệu.

- Xây dựng, quản lý và vận hành các CSDL về sách, tạp chí, đề tài, đề án, dự án, chuyên đề nghiên cứu khoa học của Bộ Nội vụ.

- Phát triển nguồn lực thông tin và các dịch vụ thông tin theo hướng hiện đại hóa, trong đó chú trọng vào các nguồn thông tin điện tử và các nguồn thông tin số hóa.

Hiện nay, tuy mới hình thành nhưng Thư viện đã có được một số lượng tài liệu bao gồm:

+ Tổng số sách, tài liệu: gần 1.000 đầu sách (bao gồm các ấn phẩm do Viện xuất bản; các sách, tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ; sách tham khảo, tra cứu về luật, tài chính, lịch sử, văn hóa, công nghệ thông tin, công tác đảng, công đoàn,...)

+ Hệ thống công báo từ năm 1945 đến năm 1975 và từ năm 2011 đến nay (công báo các năm từ 1976 đến năm 2010 được lưu tại Thư viện Bộ Nội vụ).

+ Các báo cáo kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ của Bộ Nội vụ đã nghiệm thu từ năm 1990 đến nay.

+ Các sản phẩm kết quả dự án điều tra, khảo sát của Viện KHTCNN.

+ Tạp chí, báo: gần 60 đầu báo, tạp chí xuất bản định kỳ.

Trong thời gian tới, Thư viện khoa học Viện Khoa học tổ chức nhà nước sẽ tiếp tục xây dựng, đẩy mạnh phát triển thư viện số, hiện đại phù hợp với tình hình phát triển không ngừng của công nghệ thư viện, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dùng bằng việc cung cấp nhiều loại hình tài liệu (truyền thống, tài liệu văn bản điện tử, âm thanh, hình ảnh,...). Đưa thông tin đến với người dùng thông qua nhiều kênh khác nhau, người dùng có thể khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn thông tin của thư viện thông qua Internet. Đồng thời cũng sẽ tổ chức các loại hình dịch vụ cung ứng thông tin đa dạng như: dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng, dịch vụ thông tin trọn gói cho các tổ chức, cá nhân, dịch vụ cung cấp tài liệu tham khảo hoặc theo chuyên đề.

 



Giới thiệu về Thư viện Viện Khoa học tổ chức nhà nước
Thư viện của Viện Khoa học tổ chức nhà nước đang xây dựng, đẩy mạnh, phát triển thư viện số, hiện đại phù hợp với sự phát triển của công nghệ.

       

Ngày nay, thông tin là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển của mỗi một quốc gia trên thế giới. Do đó, việc tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng nguồn thông tin một cách có hiệu quả đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu đối với các cơ quan làm công tác thông tin khoa học và công nghệ, làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn lực này biến nó thành động lực thực sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Viện KHTCNN) là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ Nội vụ, là Viện nghiên cứu đầu ngành về khoa học tổ chức nhà nước, đồng thời là đầu mối quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cao của Bộ Nội vụ. Có thể nói trong những cơ sở vật chất của một Viện nghiên cứu, không có cơ sở nào thiết yếu hơn Thư viện. Ngày nay, không một công trình khoa học nào có giá trị đích thực mà không có sự trợ giúp của Thư viện. Hoạt động nghiên cứu khoa học của các cán bộ làm công tác nghiên cứu đòi hỏi Thư viện một khả năng cung cấp thông tin và các dịch vụ kèm theo ngày càng mở rộng và ở trình độ cao. Đồng thời, cũng chính việc nghiên cứu đó trực tiếp tạo ra nguồn thông tin khoa học ngay trong Viện KHTCNN một khối lượng ngày càng lớn và đa dạng. Có thể nói khả năng cung cấp và quản lý thông tin của thư viện luôn được thực tiễn hoạt động tại Viện KHTCNN đòi hỏi ngày một cao hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn. Do đó, cần thiết phải xây dựng một thư viện chuyên ngành theo hướng hiện đại, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của Viện và của Bộ. Chính vì vậy, ngày 28/7/2011, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 1509/QĐ-BNV về việc phê duyệt đề án Thư viện khoa học Viện Khoa học tổ chức nhà nước.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng với xu thế hội nhập là những đòi hỏi và thách thức cho ngành thông tin - thư viện nói chung và cho thư viện chuyên ngành nghiên cứu nói riêng cần phải có những đổi mới hoạt động, bắt kịp những tiến bộ của thời đại, cũng như những đổi mới chiến lược về phương pháp nghiên cứu khoa học tại Việt Nam. Vì vậy, việc xây dựng Thư viện khoa học Viện KHTCNN theo hướng thư viện điện tử ngay từ bước đầu cũng nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi nói trên.

Thư viện của Viện Khoa học tổ chức nhà nước ra đời đáp ứng yêu cầu cần thiết và cấp bách nhằm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của Viện KHTCNN và của Bộ Nội vụ nói riêng, cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ nói chung. Mục tiêu của Thư viện là:

- Xây dựng và hiện đại hoá Thư viện khoa học trở thành một trung tâm thông tin hoạt động theo cơ chế của thư viện điện tử, thư viện số hiện đại, có khả năng thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến được các nguồn thông tin trong và ngoài nước, phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu khoa học của CBCCVC Bộ Nội vụ.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của thư viện, trang bị phần mềm thư viện, tự động hóa hoạt động nghiệp vụ và tiết kiệm chi phí xử lý tài liệu.

- Xây dựng, quản lý và vận hành các CSDL về sách, tạp chí, đề tài, đề án, dự án, chuyên đề nghiên cứu khoa học của Bộ Nội vụ.

- Phát triển nguồn lực thông tin và các dịch vụ thông tin theo hướng hiện đại hóa, trong đó chú trọng vào các nguồn thông tin điện tử và các nguồn thông tin số hóa.

Hiện nay, tuy mới hình thành nhưng Thư viện đã có được một số lượng tài liệu bao gồm:

+ Tổng số sách, tài liệu: gần 1.000 đầu sách (bao gồm các ấn phẩm do Viện xuất bản; các sách, tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ; sách tham khảo, tra cứu về luật, tài chính, lịch sử, văn hóa, công nghệ thông tin, công tác đảng, công đoàn,...)

+ Hệ thống công báo từ năm 1945 đến năm 1975 và từ năm 2011 đến nay (công báo các năm từ 1976 đến năm 2010 được lưu tại Thư viện Bộ Nội vụ).

+ Các báo cáo kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ của Bộ Nội vụ đã nghiệm thu từ năm 1990 đến nay.

+ Các sản phẩm kết quả dự án điều tra, khảo sát của Viện KHTCNN.

+ Tạp chí, báo: gần 60 đầu báo, tạp chí xuất bản định kỳ.

Trong thời gian tới, Thư viện khoa học Viện Khoa học tổ chức nhà nước sẽ tiếp tục xây dựng, đẩy mạnh phát triển thư viện số, hiện đại phù hợp với tình hình phát triển không ngừng của công nghệ thư viện, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dùng bằng việc cung cấp nhiều loại hình tài liệu (truyền thống, tài liệu văn bản điện tử, âm thanh, hình ảnh,...). Đưa thông tin đến với người dùng thông qua nhiều kênh khác nhau, người dùng có thể khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn thông tin của thư viện thông qua Internet. Đồng thời cũng sẽ tổ chức các loại hình dịch vụ cung ứng thông tin đa dạng như: dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng, dịch vụ thông tin trọn gói cho các tổ chức, cá nhân, dịch vụ cung cấp tài liệu tham khảo hoặc theo chuyên đề.

 


Danh mục tài liệu tham khảo tháng 6 năm 2016
Thư viện Viện khoa học tổ chức nhà nước hiện có khoảng hơn 1000 đầu sách Tiếng Việt thuộc các lĩnh vực: Pháp luật, Chính trị xã hội, Khoa học Hành chính...
Danh mục tài liệu tham khảo tháng 5 năm 2016
Thư viện Viện khoa học tổ chức nhà nước hiện có khoảng hơn 1000 đầu sách Tiếng Việt thuộc các lĩnh vực: Pháp luật, Chính trị xã hội, Khoa học Hành chính...
Danh mục tài liệu tham khảo tháng 04 năm 2016
Thư viện Viện khoa học tổ chức nhà nước hiện có khoảng hơn 1000 đầu sách Tiếng Việt thuộc các lĩnh vực: Pháp luật, Chính trị xã hội, Khoa học Hành chính...
Danh mục tài liệu tham khảo tháng 03 năm 2016
Thư viện Viện khoa học tổ chức nhà nước hiện có khoảng hơn 1000 đầu sách Tiếng Việt thuộc các lĩnh vực: Pháp luật, Chính trị xã hội, Khoa học Hành chính...
Danh mục tài liệu tham khảo tháng 02 năm 2016
Thư viện Viện khoa học tổ chức nhà nước hiện có khoảng hơn 1000 đầu sách Tiếng Việt thuộc các lĩnh vực: Pháp luật, Chính trị xã hội, Khoa học Hành chính...
10 cuốn sách hay đáng đọc trong năm 2016
Tác giả, nhà phê bình, nhà báo Jane Ciabattari đã đưa ra lựa chọn những cuốn sách hay đáng để đọc nhất trong năm 2016 đăng tải trên trang BBC.
20-24/4/2016, Hội sách tại Công viên thống nhất - Hà Nội
Từ ngày 20 – 24/04/2016, Hội sách lớn chào mừng ngày sách Việt Nam sẽ được tổ chức tại công viên Thống nhất (Trần Nhân Tông, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hứa hẹn rất nhiều những trải nghiệm thú vị.
Khách sạn đặc biệt dành cho những người yêu sách
Là tín đồ mê sách và muốn đắm chìm trong những quyển sách cả ngày, một khách sạn mang chủ đề “Book and Bed” ở Nhật Bản hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của du khách.
Ra mắt ấn bản mới "Sống mòn" và "Đôi mắt" của Nam Cao
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Nam Cao (1915 - 1951), Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt ấn bản mới tiểu thuyết “Sống mòn” và tập truyện ngắn “Đôi mắt” - tuyển tập những sáng tác sau năm 1945 của nhà văn.
Khai mạc Hội sách Mùa thu 2015 với thông điệp xây dựng Tủ sách gia đình
Hội sách mùa thu 2015 khai mạc sáng ngày 29/10/2015, tại Hà Nội với thông điệp “sách cho mọi người” và hướng đến xây dựng “Thư viện gia đình”, “Tủ sách gia đình”.